Bạn có dự định trồng cây trên mái, xây dựng vườn đứng tại nhà. Tuy nhiên bạn đang băn khoăn có làm hỏng tường hay nền nhà. Đọc bài viết dưới đây về vỉ thoát nước để tìm ra giải pháp cho nỗi lo này nhé!  

1. Vỉ thoát nước là gì?

Vỉ thoát nước (hay còn được gọi là tấm thoát nước, plastic cell, tấm cell, vỉ thoát sàn) là một tấm nhựa được thiết kế theo kết cấu rỗng ruột 96% để thoát nước nhanh. Vỉ thoát nước có khả năng chịu lực cao, có thể lên đến 100 tấn/m2 khi đã được hoàn thiện. Tác dụng chính của vỉ dùng để thoát nước toàn phần nhanh chóng, tránh ngập úng cho cây. Vỉ có nhiều chủng loại với kích thước khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người dùng.

Việc sử dụng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần lắp đặt các vỉ thoát sàn liên kết với nhau theo thiết kế khu vườn của mình là được. Trong khi thi công nên lưu ý đảm bảo các vỉ không bị dịch chuyển khi chịu lực tác động hay không bị các vật khác chèn vào.

2. Đặc điểm của vỉ thoát nước

  • Giúp thoát nước cực nhanh với cấu trúc dạng tổ ong. Giúp cây không bị ngập úng do mưa nhiều.
  • Dễ dàng di chuyển do vỉ có trọng lượng đồng thời thuận tiện trong việc thi công vỉ thoát nước.
  • Giúp bảo vệ nền và lớp chống thấm tường nhà hiệu quả do tránh được ngập úng, ngấm nước, ẩm mốc của rễ cây.
  • Chịu được nhiệt độ cao, từ -20 đến +120 độ C, có thể chịu được lực nén lớn giúp cấu trúc vườn bền hơn với mọi điều kiện thời tiết. 
  • Có độ dẻo tốt nên có thể thi công trên nhiều địa hình khác nhau mà vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các loại nấm mốc, axit,bê tông, nhựa đường, chất hóa học, các vi sinh vật nên có thể sử dụng dài, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
  • Hiệu quả cách âm và cách nhiệt tốt. Sử dụng vỉ thoát nước trên vườn mái giúp giảm áp lực cho mái nhà đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ để không gian nhà mát mẻ hơn.

3. Quy trình thi công vỉ thoát nước

Quy trình thi công vỉ thoát nước gồm có những bước quan trọng sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu địa hình nơi cần thi công như: xem độ nghiêng của sàn, diện tích lắp vỉ, độ gồ ghề của địa hình…
  • Bước 2: Bố trí hệ thống thoát nước trên mặt sàn.
  • Bước 3: Thi công lớp bê tông nền để tạo bề mặt bằng phẳng và thu nước.
  • Bước 4: Làm lớp chống thấm nước. Có thể chọn 1 trong 3 cách: dùng bê tông trộn cùng phụ gia chống thấm, dùng một lớp sika, dùng màng chống thống HPDE.
  • Bước 5: Kiểm tra lại lớp chống thâm để đảm bảo có thể hoạt động tốt ngay sau khi đã khô. Có thể làm bằng cách bịt lỗ thoát nước rồi bơm nước vào, sau đó lại tháo các lỗ thoát nước để xem quá trình thoát nước.
  • Bước 6: Đổ lớp vữa bảo vệ, nên để lớp bảo vệ dày từ 2-3 cm.
  • Bước 7: Thi công vỉ thoát nước. 
  • Bước 8: Lót 1 lớp vải địa kỹ thuật để ngăn đất cát không lọt xuống hệ thống vỉ thoát nước làm cản trở dòng chảy thoát nước.
  • Bước 9: Đổ 1 lớp cát lấp lớp vải địa, sau đó đổ một lớp đất lên trên. 
  • Bước 10: Hoàn thiện hệ thống.

4. Lưu ý khi thi công vỉ thoát nước.

  • Khi thi công chú ý lắp đặt theo hướng ngàm dương sẽ ở phía trên và bên trái, lắp các vỉ từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
  • Thi công những công trình gần bờ tường, lưu ý phải áp chặt nó vào sát tường, không được để khoảng trống.
  • Tùy vào từng nhu cầu về chế độ thoát nước để quyết định thi công vỉ thoát nước 1 đến 2 lớp.
  • Khi làm tường chắn đất thì phải thi công vỉ thoát nước cao bằng chiều cao đất định đổ xung quanh tường.
  • Có thể cắt vỉ thoát nước để lắp đặt cho khít với diện tích. Nhưng phải đảm bảo nó liên kết được với các tấm vỉ xung quanh.
  • Với trường hợp mái quá dốc thì phải cắm cọc tre hoặc cọc sắt có độ dài tầm 20cm để giữ vỉ không bị trượt xuống.

Trên đây là chia sẻ của Quang Anh về những điều cần biết về vỉ thoát nước. Mong rằng bạn có thể dùng vỉ thoát nước để giúp cho công trình của mình đẹp hơn, đồng thời bảo vệ tường bền hơn. 

Để được tư vấn và nhận báo giá thi công vườn với vỉ thoát nước, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0972.622.766 – 0824.374.419