Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã tạo nên tác động không nhỏ tới môi trường. Rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa, khí thải từ các khu công nghiệp,… khiến hiện tượng hiệu ứng nhà kính tại các đô thị trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.

Chính vì thế, việc xây dựng đô thị xanh đang là xu hướng tất yếu và cấp thiết trên toàn cầu trong bối cảnh khí hậu dần biến đổi khắc nghiệt.

Việc xây dựng đô thị xanh đang là xu hướng tất yếu và cấp thiết trên toàn cầu trong bối cảnh khí hậu dần biến đổi khắc nghiệt

Ở Việt Nam khái niệm đô thị xanh vẫn còn khá mới mẻ. Nhiều người vẫn hiểu đô thị xanh là đô thị có nhiều công viên, cây xanh, hồ nước,… Hiện đại hơn là trồng cây xanh trên mái, sử dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho các tòa nhà.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những yếu tố này mới chỉ dừng lại ở mức độ có nhiều cây xanh, tổ chức không gian công cộng tốt, chưa đủ để được gọi là đô thị xanh.

Tại các nước phát triển, ngoài yếu tố cây xanh và mức độ ô nhiễm, đô thị xanh còn gắn liền với sử dụng tài nguyên hiệu quả, mật độ xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất cao, tạo không gian mở cho đô thị, nâng cao chất lượng và độ phổ biến của giao thông công cộng.

Trên thế giới, để xây dựng được các đô thị xanh, chính quyền các nước đã thực hiện nhiều “cuộc cách mạng” không ngừng nghỉ.

Đặc biệt, môi trường sống phải giảm tối đa rác thải, khói bụi, đồ ồn trong đô thị, đảm bảo môi trường luôn xanh- sạch – đẹp.

Nói cách khác, đô thị xanh là tổng hòa của nhiều yếu tố, từ những bước quy hoạch bài bản ban đầu đến các chính sách sử dụng tài nguyên hợp lý.

Trên thế giới, để xây dựng được các đô thị xanh, chính quyền các nước đã thực hiện nhiều “cuộc cách mạng” không ngừng nghỉ.

Cụ thể, tại Pháp vào tháng 10/2016, thành phố Paris đã thông qua một luật mới cho phép người dân trồng một khu vườn đô thị trong phạm vi giới hạn của thành phố.

Điều đó đồng nghĩa với việc người dân có thể trồng cây, hoa, rau và trái cây trên tường, trong hộp, trên mái nhà hoặc trên hàng rào. Mục tiêu của Paris là tạo ra 100 ha các bức tường và mái nhà xanh vào năm 2020.

Thành phố Milan (Ý) là một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu. Sau cách mạng công nghiệp, xung quanh Milan tồn tại vô số những khu công nghiệp và việc thiếu trầm trọng những không gian xanh khiến các nhà chức trách nơi đây vô cùng lo lắng.

Năm 1995, Milan được phê duyệt cho quy hoạch hệ thống công viên cây xanh. Đặc biệt nhất là dự án 9 công viên lớn trong khu vực nội thành Milan, kết hợp với các hệ thống vườn hoa, quảng trường trong toàn thành phố.

Các hệ thống này được kết nối với nhau mạch lạc bởi các đại lộ cây xanh. Tính kết nối này tạo điều kiện cho các tuyến đi bộ và xe đạp hoạt động.

Ngoài ra, vành đai xanh bao quanh Milan là hệ thống công viên rừng với diện tích lớn, các hệ thống công viên này cũng kết nối với hệ thống công viên cây xanh trong thành phố, tạo nên không gian xanh thoáng đãng, giúp giảm tối đa tình trạng ô nhiễm, khói bụi đô thị.

Ecopark là một trong những khu đô thị sinh thái xanh lớn nhất miền Bắc

Hay tại Oslo (Na Uy) – một trong những thành phố có nhiều cây xanh nhất thế giới, chính quyền tại đây cũng đã rất quyết liệt trong vấn đề tạo không gian sống xanh mát, trong lành nhằm bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí và cuộc sống của người dân.

Tổng diện tích của Oslo là khoảng 500 km2, với hơn 600.000 người tuy nhiên thành phố này chỉ cho phép xây dựng các công trình nhà ở, thương mại… trên diện tích 115km2, diện tích còn lại được dành cho việc thiết kế công viên, nhà vườn, rừng, ao, hồ…

Chính quyền thành phố cũng đã cải tạo hệ thống sông và suối với chiều dài hơn 3.000 m nhằm tạo môi trường đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên và giúp thoát nước hiệu quả.

Cảnh quan thiên nhiên với cây xanh, hồ nước trong khu đô thị Ecopark

Tại Việt Nam, việc xây dựng các đô thị xanh cũng không nằm ngoài xu thế phát triển.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có trên 800 đô thị các loại và phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, chất lượng cuộc sống đi xuống, sức khoẻ người dân bị ảnh hưởng,…

Chính vì vậy, việc quy hoạch và xây dựng đô thị xanh sẽ phần nào đảm bảo cho sự cân bằng và phát triển bền vững của đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Để làm được điều này, theo các chuyên gia rất cần sự chung tay, nỗ lực của cả người dân và những người làm công tác quản lý. Đối với người dân, trước hết phải có ý thức bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất như không vứt rác bừa bãi… Trong khi đó, người làm công tác quản lý phải thay đổi tư duy để tạo ra một thành phố xanh.

Xa hơn nữa, muốn phát triển đô thị xanh, cơ quan quản lý cần bắt buộc các nhà đầu tư phải chú trọng vào những tiện ích phục vụ người dân, tạo ra những tư duy đột phá về vành đai xanh. Ngoài ra, phải có chính sách hợp lý và quy hoạch rõ ràng. Muốn xây dựng một đô thị xanh phải bắt nguồn từ những công trình xanh, ngôi nhà xanh và con người trong đô thị cũng phải “xanh”!

Công ty cổ phần nhựa công nghiệp Quang Anh

Hotline: 0972.622.766   

Website:vuontrentuong.vn

Email:congtrinhxanh360@gmail.com

Địa chỉ: Số nhà 42, LK 7, Tổng cục 5 Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội